Kumbum là nơi có lịch sử đặc biệt của Tây Tạng, nơi đây là thị trấn cuối cùng bị chiếm bởi nhà Hán trong lịch sử. Từng là một thị trấn quan trọng, nó chứa đựng nhiều nét lịch sử, văn hóa sót lại của người Tây Tạng bản địa xưa kia. Ở thị trấn là vô số nhà nguyện chứa đầy các hình ảnh, điêu khắc các vị thần và các điều huyền bí – Kumbum còn có nghĩa là 10.000 hình ảnh. Gyantse Kumbum chính là 1 trong những nhà nguyện Chörten (Hoặc gọi là bảo tháp) nổi tiếng nhất tại đây.
Lịch sử Gyantse Kumbum
Được ủy quyền bởi hoàng tử Gyantse vào năm 1427 và tọa lạc bên cạnh Tu viện Palcho, Gyantse Kumbum Tây Tạng là điểm thu hút hàng đầu của thị trấn. Chörten (Tương tự nhà nguyện) cao 32m, với các lớp màu trắng đan xen là các sọc trang trí màu đỏ và mái vòm vàng giống như vương miện. Nhưng bên trong cũng không kém phần ấn tượng, và dường như là một chuỗi dài vô tận của các nhà nguyện nhỏ, bạn sẽ thấy bức tranh vẽ sau bức tranh tinh xảo.
Từng có 1 bộ phim Realm of the Monks (Vương quốc của các nhà sư) sản xuất năm 2013 nói về Tây Tạng, trong đó có 1 tập phim nói về Gyantse Kumbum.
Giá vé
Giá vé tham quan Gyantse Kumbum Tây Tạng là 10 nhân dân tệ (Khoảng 40.000 đồng).
Kiến trúc Gyantse Kumbum Tây Tạng
Gyantse Kumbum đã được mô tả là quan trọng nhất trong các nhà nguyện (Kumbum) ở Tây Tạng. Chỉ có 2 nơi khác quan trọng tương tự, trong thế giới Phật giáo: Jonang Kumbum, cách Lhatse 60 km về phía đông bắc, và Chung Riwoche ở phía tây Tsang. Tuy nhiên, người ta thường cho rằng không bao giờ có thể so sánh với phong cách và sự hùng vĩ của Gyantse Kumbum Tây Tạng.
Khi bước vào Gyantse Kumbum Tây Tạng, hãy đi theo một con đường theo chiều kim đồng hồ được đánh dấu bằng những mũi tên màu đỏ dẫn những người hành hương lên sáu tầng, tham quan hàng chục nhà nguyện nhỏ nằm khuất trong các bức tường trên đường đi.
Đi theo chiều kim đồng hồ là một quy tắc quy chuẩn phải làm khi đến các đền thờ, tu viện hay chùa ở Tây Tạng
Bạn cũng đừng bỏ qua các quy tắc khác: Điều nên và không nên làm ở Tây Tạng.
Phần lớn các bức tượng trong nhà nguyện đã bị hư hại trong cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc nhưng các bức tranh tường đã chống chọi tốt với sự khắc nghiệt (Một số cũng được phục dựng lại và khá tiệm cận hoàn hảo – Trung Quốc ngày nay cũng quá nổi tiếng bản phụ sao chép y hệt bản mẫu).
Chúng có niên đại từ thế kỷ 14, người ta cho rằng chúng tạo bởi các nghệ nhân Newari (Nepal) hoặc bởi các hình thức Newari. Các chuyên gia cũng nhìn thấy bằng chứng về ảnh hưởng của Trung Quốc với các hình thức Newari (Phật Giáo của Nepal), Đó là sự xuất hiện của phong cách hội họa Tây Tạng đồng điệu nhưng khác biệt (Nepal và Trung Quốc đều là 2 quốc gia láng giềng của Tây Tạng ngày xưa – hiện nay Tây Tạng là vùng tự trị thuộc Trung Quốc).
Gyantse Kumbum có 108 phòng và 75 nhà nguyện.
Tầng 1
Tầng 1 Gyantse Kumbum Tây Tạng có bốn nhà nguyện chính, cao hai tầng, được định hướng theo các hướng chính (Đông – Tây – Nam – Bắc). Bốn nhà nguyện được dành riêng cho:
- Thích Ca Mâu Ni (Sakya Thukpa; cùng với hai đệ tử, Phật Dược Sư và Guru Rinpoche) ở phía nam;
- Sukhavati, “vùng đất tinh khiết của phương Tây” và quê hương của Öpagme (A Di Đà) màu đỏ ở phía tây;
- Marmedze (Dipamkara, Đức Phật Quá Khứ) ở phía bắc;
- Tushita, một ‘cõi tịnh độ’ khác và là quê hương của Jampa (Di Lặc) mặt cam, ở phía đông.
Ở giữa là một số bức tranh tường tuyệt vời mô tả các vị thần bảo hộ và Mật tông nhỏ. Các bức tượng của Tứ Đại Thiên Vương ở phía đông đánh dấu đường lên các tầng trên.
Tầng 2
Trên tầng 2 , bốn nhà nguyện đầu tiên theo thứ tự theo chiều kim đồng hồ từ cầu thang dành riêng cho Jampelyang (được biết đến trong tiếng Phạn là Manjushri – Văn Thù Bồ Tát), Chenresig (Avalokiteshvara), Tsepame (Vô Lượng Thọ) và Drölma (Tara).
Hầu hết các nhà nguyện khác đều dành cho các vị thần bảo hộ phẫn nộ (Một hình thức khác của các vị Thần Phật), bao gồm Drölkar (White Tara; nhà nguyện thứ 12 từ cầu thang), Chana Dorje (Vajrapani; nhà nguyện thứ 14) và Mikyöba (Akshobhya; nhà nguyện thứ 15), một vị phật màu xanh lam cầm một dorje. Bạn chỉ có thể xem các nhà nguyện trên tầng này qua các ô cửa sổ.
Tầng 3
Tầng 3 cũng nổi bật bởi một loạt nhà nguyện hai tầng ở các điểm chính khắc họa 5 vị Phật Dhyani: Öpagme (A Di Đà) màu đỏ ở phía nam; Rinchen Jungne (Ratnasambhava) màu cam ở phía tây; Donyo Drupa (Amoghasiddhi) màu xanh lá cây ở phía bắc; và Mikyöba (Akshobhya) màu xanh dương ở phía đông. Và 1 nhà nguyện khác dành cho Đức Phật Dhyani (Vị phật thứ 5), Namse màu trắng (Vairocana). Một lần nữa, hầu hết các nhà nguyện khác đều chứa đầy các vị thần bảo hộ phẫn nộ.
Tầng 4
11 nhà nguyện trên tầng 4 dành riêng cho các giảng viên, thông dịch viên và người phiên dịch với các yêu cầu khó hiểu của Phật giáo Tây Tạng. Các trường hợp ngoại lệ khác là Ba vị Vua của Tây Tạng ở phía bắc (nhà nguyện thứ tám theo chiều kim đồng hồ từ các bậc thang) và Guru Rinpoche (nhà nguyện thứ 10).
Tầng 5
Tầng 5, còn được gọi là Bumpa, có bốn nhà nguyện và biểu tượng mạn đà la 5 cánh cho phép tiếp cận với mái của kumbum. Hầu hết mọi người đều bị thu hút bởi những khung cảnh nổi bật, đặc biệt là nhìn về phía nam của khu phố cổ, Gyantse Dzong có tường trắng nằm trên đỉnh một mỏm đá khổng lồ. Các đường đi ẩn sau một bức tượng ở phía đông dẫn đến tầng 6 và đưa bạn lên cao hơn để nhìn các bức vẽ.
Tầng 6
Tầng trên cùng của kumbum miêu tả một biểu hiện Mật tông của Thích Ca Mâu Ni (Sakya Thukpa), nhưng bạn có thể sẽ thấy đường lên bị khóa chặt.
Mẹo chụp ảnh
Tùy thuộc vào một số thời điểm trong ngày, một số nhà nguyện Gyantse Kumbum Tây Tạng sẽ được chiếu sáng bởi mặt trời. Trong các nhà nguyện khác, bạn có thể cần một tripod. Nhiều hình ảnh có một tấm kính bảo vệ chúng, rất tốt để bảo quản nhưng với các nhiếp ảnh gia thì không. Mang theo một bộ lọc phân cực để loại bỏ ánh sáng chói.
Xem nhiều hơn các: Địa điểm du lịch Tây Tạng.
Hoặc những điểm nhấn du lịch không thể bỏ lỡ như: Trại căn cứ Everest (Everest Base Camp).